Thư một người anh tới các em nhân năm học mới - Dân Làm Báo

Thư một người anh tới các em nhân năm học mới

Các em thân! 

Tự cổ chí kim việc học luôn là điều kiện tiên quyết của mỗi người trong việc lập nghiệp cũng như trưởng thành trong cuộc sống. Con người càng đi học, học nhiều và biết lắm thì càng thấy mình chỉ là một con số không tròn trĩnh bởi cái “khôn” và cái “ngu” khác nhau ở chỗ cái khôn thì có giới hạn. Các em học sinh, sinh viên vỗ ngực sau từ 12 đến 16 năm trên ghế nhà trường rằng mình là người có học, có văn hóa trong khi ra đường các em vẫn thường vô ý mà quên những việc vụn vặt như vứt rác ra đường hay nhường ghế xe bus cho những người già yếu…, vượt vội vàng đèn đỏ bất chấp luật giao thông để tranh thủ một vài phút lướt facebook ngay khi về đến nhà (có lẽ các em chưa hiểu lắm về nghĩa của từ văn hóa?). 

Không phải cứ đi học là có được văn hóa văn minh. Bạo lực học đường đang ngày càng thay thế cho những nét đẹp mà lẽ ra tuổi học trò nên được lưu giữ. Những em nữ sinh thơ ngây với nụ cười duyên dáng kia sao lại hung dữ đến nỗi lột, cào cấu, xé rách toạc những mảnh áo dài truyền thống thướt tha của dân tộc chúng ta trên mình bè bạn? Những bạn con trai vì sao nỡ nhìn bè bạn mình yếu đuối bị hội đồng phũ phàng hành xử kiểu xã hội đen mà còn thích thú ghi hình lại để săn, sở hữu những hình ảnh độc? Những em tuổi teen mê trào lưu phim kinh dị hào hứng đi tìm chụp những tấm ảnh tai nạn lòi ruột rách gan trên đường phố đông đúc kia ơi, hãy thử tưởng tượng xem ngày nào đó chính các em hay người thân của mình sẽ là những người bị nạn không một bàn tay cứu giúp như thế cho đến khi trút hơi thở cuối cùng! Văn hóa được các em hành xử ngoài đường nhưng các nhà trường thì thoái thác trách nhiệm trong cuộc sống đời thường của các em, vậy trách nhiệm văn minh xã hội thuộc về ai đây? Có lẽ cái xã hội đã phũ phàng phết những nét mực đen ngòm lên tờ giấy trắng là các em ngay khi các em mới chập chững những bước đi đầu tiên mất rồi! 

Sau bao năm học và vượt qua những kỳ thi đầy cam go cũng không kém phần tiêu cực, các em sinh viên tề tựu tại những ngôi trường mà không phải dễ gì lấy được tấm bằng nếu các em không biết đến các “kỹ năng mềm. Anh còn nhớ khi mình ngồi trên chuyến tàu tối hôm ấy đi xuống Hà Nội đã được chứng kiến một “nhà giáo thực thụ trong cuộc sống đời thường. Cô giáo ấy khoảng 32 – 35 tuổi, mặt trang điểm rất “công phu” bước lên tàu với vẻ khinh khỉnh của một người cố ý làm ra vẻ mình là người giàu có quý phái. Tàu bắt đầu chuyển bánh là lúc cô ta cũng luôn miệng luyên thuyên không ngớt bằng chiếc Iphone sành điệu đời mới và tóp tép túi lạc luộc mang theo. Anh biết cô ta là nhà giáo vì cuộc nói chuyện của cô xoay quanh vấn đề “xin điểm” của các em sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường (nói thẳng ra là cô đang ngã giá với các em). Bằng giọng nhân đức nửa mùa của cô ta, vẻ mặt khinh khỉnh khi nói chuyện và ánh mắt đầy kiêu căng anh biết cô ta là loại học thức đến đâu và anh thương lắm các em của anh đang trực tiếp hay gián tiếp phải chịu một phương pháp giáo dục như vậy. 

- Các em cứ chuẩn bị các thứ cho đầy đủ. Cô cũng còn phải có cả phần cho các thày cô khác nữa v.v... Chúc các em năm nay được tốt nghiệp! 

Và rồi tiếp đó là một cuộc điện thoại cho đồng nghiệp: 

- Đó là cái giá chung. Chị nhớ mà bảo chúng nó chứ đi em nhiều mà đi chị ít là không ổn v.v... 

Giáo dục đại học đã và đang ăn chận tiền của các em hay đang bòn rút xương máu của cha mẹ các em ở quê nhà ngày đêm bán mặt cho đất bán lưng cho trời? Những kiến thức trên giảng đường được nhồi nhét, bán thống bán tháo cho các em là những gì chắc các em chẳng còn lạ lẫm: Kinh tế chính trị Mác – Lê, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam hay những tư duy cũ mèm của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh mà phần nhiều chẳng còn mấy ứng dụng trong thực tế cũng như trong nghề nghiệp của các em sau này. Sau những năm tháng dùi mài kinh sử với những con dao, cái thớt của thời buổi khó khăn trên đất kinh kỳ đã và đang chém các em tơi bời thì mảnh bằng may mắn cầm được trong tay khiến các em bắt đầu phải tự lập theo đúng ý nghĩa và mong đợi của gia đình mình. Các công ty quốc doanh dưới sự quản lý của nhà nước hỡi ôi chẳng đến phần các em nếu các em không thân, không quen và không cả tiền! Các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam tuyển dụng các em nhưng phần đông họ đều đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ không phải dễ gì đạt được trong những năm tháng tại trường đại học. Có em lao vào mở công ty riêng cùng bè bạn, có em đi bán hàng đa cấp hay cũng có em thông minh nhanh nhậy thì làm cái bàn bán trà đá vỉa hè hay đi hát rong nhưng kiếm khá đến mức được lên báo lên đài… trở thành gương sáng nên noi. Kể thì con đường mưu sinh cũng không tệ nhưng anh thấy tiếc lắm nếu nền giáo dục lại chỉ có thể dạy cho các em đi làm trái ngành như vậy. 

Mỗi năm một lớp sinh viên đông đảo lại ra trường và cố bám trụ lại đất Hà Thành làm anh không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến cái không khí ngày càng ngột ngạt nơi đây. Một lớp sinh viên mới lại lên mang theo biết bao niềm tự hào hy vọng của gia đình vào một tương lai tươi sáng, một nghề nghiệp ổn định vững chắc và không khi nào lại muốn hồi hương. Dân ngoại tỉnh đông đúc đến mức các em xung đột nhau và coi nhau là rác rưởi của thủ đô, làm ô nhiễm và bôi bẩn một mảnh đất xưa nay nổi danh là nhẹ nhàng thanh lịch. Các em ạ, đó chỉ là một cái vòng luẩn quẩn mà nền giáo dục này đã và đang đem lại cho các thế hệ học sinh – sinh viên nói chung. Cái lối dạy dỗ không đặt lợi ích của các em lên hàng đầu mà chỉ nhằm phục vụ cho những thói ích kỷ của những kẻ coi trọng đồng tiền đang làm các em suy nghĩ lệch lạc. Lợi ích của những kẻ kiến thức thì ít, dã tâm thì nhiều đang đứng trên bục giảng và những kẻ chóp bu điều hành chúng nhận tiền của các em nhưng thay vì dạy dỗ lại bạo hành các em cả về thể xác lẫn tinh thần nên chúng đã tiêm nhiễm vào các em thói hư tật xấu, lòng tin vào giá trị tôn sư trọng đạo bị khinh bỉ, bạo lực học đường lên ngôi. 

Anh thương lắm những bậc phụ huynh đang gào thét giành giật một suất học cho con cháu mình tại ngôi trường thực nghiệm kia. Họ không phải a dua theo mốt đâu các em thân! Những phụ huynh yêu thương con cháu mình nên muốn cho con cháu mình có được môi trường học hành lành mạnh, có cơ hội được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Nếu như nhiều trường không có khuôn viên cho trẻ chơi thì ở trường Thực nghiệm, khuôn viên rộng rãi, lại rất nhiều sân chơi thể thao, hết giờ trẻ xếp cặp sách lại một góc rồi tung tăng chơi. Nhiều lần đến đón con mình bở hơi tai đi tìm. Trường có sân sỏi đầy bóng mát, trẻ có thể hái lá chơi đồ hàng. Nếu không thỏa thuận trước với con thì rất mất thời gian đi tìm - Không gian xung quanh trường cũng là điểm mà chị Tú rất ưng ý. Chị cho biết, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng đãng và có vị trí cách biệt với nhà dân, hàng quán, tạo môi trường sư phạm tốt. Vấn đề ăn uống và sinh hoạt của trẻ tại trường cũng đảm bảo.- Ở trường Thực nghiệm, mỗi học kỳ, các bé đều có một buổi đi dã ngoại, tổ chức trung thu, lễ hội... Cuối học kỳ sẽ có hội chợ để các bé tự mua bán - trao đổi hàng hóa.” (theo vnexpress. net). 

Một năm học mới lại sắp bắt đầu, anh cũng chỉ biết chúc các em những lời chúc tốt đẹp nhất cho những thành công mới như người ta thường chúc nhau khi khởi đầu cho một cái gì mới mẻ. Các em hãy đừng học theo câu: “Vạn sự khởi đầu nan – gian nan bắt đầu nản mà hãy luôn nỗ lực: “Có công mài sắt có ngày nên kim (mà chẳng nên kim thì cũng nên dùi)

Thân ái 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo