Họa nhân tai (*) - Dân Làm Báo

Họa nhân tai (*)

Cá đã chết hàng hàng lớp lớp
Vì cộng Tàu thải chất độc làm ô nhiễm môi sinh
Nay cá chết, mai sẽ đến lượt chúng mình
Chết hàng loạt, không kịp chôn và sẽ thối sình như cá.

Đất nước Việt Nam giờ được cai trị bằng những người "nước lạ"
Họ sẽ xem dân Việt Nam cũng như cá, giống nhau
Mặc cho dân ta thán kêu gào
Đảng ngoảnh mặt trước niềm đau dân tộc.

Đảng cộng sản Việt Nam là những tên mất gốc
Đã đan tâm làm nô bộc cho Tàu
Dâng Biển Đông để giặc làm ao
Bán đất, bán biển để chia nhau vàng khối.

Bộ chính trị, Trung ương đảng, một tập đoàn phản bội
Hơn 70 năm lừa dối điêu ngoa
Một tập đoàn ngu si, tăm tối, mù lòa
Du thủ du thực, chăn trâu chăn bò làm lãnh đạo!.

Dẫn đầu là Hồ Chí Minh một tên chồn cáo
Một tên gian dâm, một tên đại láo, đại hề
Giết hại dân tộc này bằng thứ chủ nghĩa Mác-Lê
Dìm đất nước tứ bề tận tiệt.

4.000 năm, các vua Hùng dựng nên đất Việt
Cùng gương hy sinh của hào kiệt bao đời
Đảng đã xem tiền đồ như những thứ trò chơi
Trao đổi buôn bán với giá hời rẻ mạt!.

Chúng cai trị dân bằng nhà tù AK giáo mác
Tàn phá quê hương tan tác thê lương
Cờ đỏ mưa sa... rũ phố ngập phường
Dìm dân tộc vào đau thương vô tận.

Toàn dân ơi, hãy mau dứng lên dồn căm hận
Quyết quét sạch tà quyền trong chiến trận hôm nay
Mau cứu dân sớm thoát cảnh đọa đày
Vận mệnh dân tộc đang trong tay các anh các chị.

Tất cả hãy siết tay nguyện lòng quyết chí
Đừng đợi chờ, đừng lãng phí thời gian
Vì đảng cộng sản đã bán đất nước cho bọn giặc ngoại bang
2020 Việt Nam sẽ thuộc về tay tặc Hán hung tàn bạo ngược.

Tất cả hãy vùng lên góp tay giữ nước.

*

Những câu hỏi dành cho Côn An VN

Các anh có phải là đứa con dân tộc?
Hay là các anh đã mất gốc theo Tàu?
Trong tâm tư của anh chị có còn cảm nhận được nỗi đau...
Khi nghe người dân Việt kêu gào mất nước.

Anh có hận khi thấy đảng là loài thú hoang đi ngược
70 năm đã làm cho đất nước tụt lùi...
Khi đảng quì lạy giặc Tàu thì anh chị cảm thấy buồn hay vui?
Anh hớn hở hay cúi đầu hận tủi?.

Là thanh niên, anh chị có trách nhiệm gì với hồn thiêng sông núi?
Anh vào côn an để được tham nhũng và cướp bóc dân nghèo để bỏ túi riêng?
Anh vì nhân dân hay vì quyền chức bạc tiền?
Anh có thấy vô vàn thứ đảo điên của xã hội?.

Có bao giờ các anh nghĩ hùa theo với đảng là mang trọng tội
Tra tấn, đánh đập người yêu nước là phản bội lại quê hương
Trong thâm tâm của anh có còn nhân bản, còn tình thương?
Hay cũng như đảng là một phường phản bội?.


Có bao giờ anh tự vấn... và thấy lương tâm anh sám hối?
Có cảm thông những nỗi nhọc nhằn
Của muôn dân chìm ngập trong vạn nỗi khó khăn
Trong cuộc sống, có khi nào anh chị ăn năn hối cải?.

Là con người thì phải biết nhận ra phải trái
Đừng như là ma quái yêu tinh
Là nam nhi thì phải nhận thức được NHỤC - VINH
Đừng như con rô-bốt không tình không nghĩa.

Nghĩ cho cùng mấy câu hỏi trên có làm cho chị, cho anh thấm thía?
Là con dân, phải đứng về phía nhân dân
60 năm, anh chỉ sống một lần
Vinh hay nhục... tự bản thân quyết định.

Cũng là con người, đừng để ô danh, khiến dân căm ghét rủa khinh.

*

Xin em đừng hỏi

Hôm nay BIỂN CHẾT, mai đâu nhà, đâu phố
Những tấm hình hài loang lổ như những bong ma
Người Việt Nam sẽ không còn Tổ Quốc và đã mất sơn hà

4.000 năm giữ nước, nay quê cha đâu một cõi!.

*

Em đừng hỏi vì sao cá chết
Vì Việt Nam nay là của Tàu Chệt mất rồi
Đảng cộng sản Việt Nam đã nguyện lòng làm một bầy tôi
Và chúng đã dốc tâm dâng biển đồi thác ải…

Chúng chẳng khác gì hơn là một bọn thương lái
Đất nước, Dân tộc, với chúng chẳng là gì nên chẳng ngại bán buôn
Khi đã nhận ra sự thật thì em cũng đừng buồn
Quốc Tế Vô Sản thì nào cần cội nguồn dân tộc.

Chúng tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lê thì đâu cần nguồn gốc
Cũng chẳng cần gấm vóc giang sơn
Chúng chẳng quan tâm, mặc dân oán…dân hờn
Với chúng là hẳng có gì quan trọng hơn quyền chức.

Đã hơn 70 năm, thời gian quá đủ để tỏ tường, nên xin em đừng ngờ vực
Hãy xóa sạch đi một ký ức thiên đường
Hãy nhìn thật rõ để nhận thấy Quê Hương
Đất nước và Dân tộc đang trên đường tiệt lộ!.

Hôm nay BIỂN CHẾT, mai đâu nhà, đâu phố
Những tấm hình hài loang lổ như những bong ma
Người Việt Nam sẽ không còn Tổ Quốc và đã mất sơn hà
4.000 năm giữ nước, nay quê cha đâu một cõi!.

Ta nhìn nhau, mắt nhuốm lệ buồn... nhưng xin em đừng hỏi
Đừng mở lời bằng những câu nói: Tại sao và tại sao
Bởi tôi cũng như em, dòng tâm tư tràn uất hận nghẹn ngào…
Tim vời vợi nhói niềm đau thế kỷ…



________________________________________________


(*) TẠP CHÍ KHOA HỌC

Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm

Khánh Bình - Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai, các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.

Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.

Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.

RFI: Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam?

Jean Hetzel: Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết.

Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.

RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào?

Jean Hetzel: Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.

RFI: Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình?

Jean Hetzel: Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.

RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?

Jean Hetzel: Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v... Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.

Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.

RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?

Jean Hetzel: Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.

RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên?

Jean Hetzel: Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v..., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này.

Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo