Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải do sự tham lam của cộng sản - Dân Làm Báo

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải do sự tham lam của cộng sản

Chim Biển (Danlambao) - “Sân bay Tân Sơn Nhất thất thủ”, đó là cụm từ mà nhiều người sử dụng mạng xã hội dùng để nói về tình trạng quá tải đang diễn ra tại phi trường lớn nhất của Việt Nam trong những qua. Hình ảnh “biển người” chật kín tại phi trường, nhất là các ga quốc nội, các cửa kiểm tra an ninh là hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết.

Rất nhiều chuyến bay phải thay đổi giờ bay vì thiếu đường băng khiến hành khách hết sức vất vả. Tình trạng ở ga quốc tế cũng chẳng khá hơn là mấy. Bà con Việt kiều ở hải ngoại về ăn tết hay người ngoại quốc đến Việt Nam cũng vất vả chờ đợi để làm thủ tục nhập cảnh trong sự uể oải, mệt mỏi. 

Sân bay Tân Sơn Nhất từ một cảng hàng không đứng trong top đầu khu vực về diện tích cũng như chất lượng phục vụ. Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, nhà cầm quyền đã biến Tân Sơn Nhất trở thành một sân bay của những điều tồi tệ. Hàng trăm vụ mất cắp hành lý xảy ra liên tục trong những năm qua. Và đương nhiên, muốn việc xuất-nhập cảnh được thuận lợi, không thể thiếu thủ tục “tiền đâu”.

Trả lời giới truyền thông “lề đảng” Đinh La Thăng, Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân quá tải là do người dân đi đưa, đón người thân quá nhiều. Ông này cho rằng cứ một người đi, về mà 5,7 người đưa, đón thì làm sao không quá tải. Chuyện người dân đón đưa nhau bao nhiêu người là quyền và điều đó thể hiện tình cảm của họ. Nguyên nhân quá tải tại sân bay bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém và thói tham lam của quan chức cộng sản.  Ông Bí thư Việt cộng này cố tình không hiểu tình cảm của những người đưa, đón dành cho người thân, hay ông  cố tình nói thế để bao che cho sự phá hoại của hệ thống cộng sản từ khi cướp miền nam Việt Nam sau biến cố 1975. 

Năm 1920 chính quyền Pháp thời ấy cho xây dựng sân bay trên nền đất của làng Tân Sơn Nhứt, vì thế tên chính thức của sân bay là Tân Sơn Nhứt. Ban đầu sân bay chỉ phục vụ những chuyến bay quân sự nên chỉ có duy nhất một đường băng trên nền đất đỏ. Sau khi người Mỹ hiện diện ở miền nam Việt Nam, họ đã mở rộng và xây dựng những đường băng bằng bê tông dài hơn 3000m. Trước năm 1975, sân bay có diện tích rộng hơn 3600 ha được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng chung với mục đích thương mại cũng như quân sự. Vậy mà hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn khoảng 1500 ha, trong khi đó chỉ có 850 ha được sử dụng đúng mục đích. Phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý và sử dụng để xây sân gold hay những công trình dịch vụ phục vụ cho mục đích làm giàu cho các nhà tư bản đỏ.

Rõ ràng, nhà cầm quyền đã và đang phá hoại sân bay Tân Sơn Nhất một cách không thương tiếc. Từ 3600 ha trước năm 1975, nay Việt cộng đã cắt xén 2100 ha để bán, buôn, cấp, trao cho quan chức trong quân đội của cộng sản. Chưa dừng lại ở đó, Bộ Quốc phòng cộng sản còn chiếm thêm 650 ha làm sân golg và làm của để dành.

Sài Gòn từ ngày được thành lập đến nay luôn là đô thị phát triển về kinh tế cùng nhiều hoạt động khác, nên đã thu hút được nhiều người đến làm ăn và sinh sống. Vì lẽ đó thành phố này luôn tấp nập giao thương, vận tải hàng không đã trở thành phương tiện di chuyển của rất nhiều người từ khắp mọi miền. Đó là lợi thế để phát triển một đô thị. Đồng thời, là cơ hội để giới cầm quyền làm tiền trên mảnh đất một thời vàng son này.

Gần như tất cả các quan chức của quân đội cộng sản đều được cấp đất và xây dựng công trình riêng trên phần đất của sân bay. Đoạn đường từ Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) nằm trên trục đường Cộng Hòa (ngày nay) cho đến đường Phạm Văn Bạch (quận Gò Vấp) là một trong những phần đất thuộc sân bay đã bị quân đội Việt cộng chia chác bằng nhiều hình thức. Từ lý do quốc phòng cho đến cấp nhà cho cán bộ quân đội ở khu K300, rồi đến việc xây cao ốc, căn hộ để bán và cho thuê. Nay quân đội thậm chí còn xây nhà hát, nhà hàng, khách sạn để kinh doanh nhằm đạt được lợi ích nhóm. Còn việc cốt yếu của quân đội là bảo vệ tổ quốc thì “nhường” hẳn cho người dân. 

Có thể thấy, nếu như sân bay Tân Sơn Nhất không bị cắt xén vì lợi ích của quan chức cộng sản thì ngày nay tình trạng quá tải mỗi dịp cuối năm tại sân bay sẽ không diễn ra. Dẫu cho sự phát triển đô thị và dân số của thành phố có tăng cũng không ảnh hưởng, bởi khi xây dựng sân bay, người Pháp và cả người Mỹ cũng đã tính tới chuyện này. Chính vì thế nên họ mới để phần diện tích đất trống rất lớn. Ngoài mục đích tạo vành đai an toàn cho sân bay, nó còn nhằm dùng để phát triền và mở rộng sân bay một khi tốc độ tăng trưởng diễn ra. Nhưng đó là tư duy và chiến lược của người Tây phương. Nó không phù hợp với “đỉnh cao trí tuệ” của cộng sản  nên.Tại sao người dân Việt Nam cứ mãi tự biến mình thành những đàn cừu để mặc cho lũ sói cộng sản chăn dắt? Cần lắm một nhận thức về quyền và cần hơn một sự thay đổi để người dân Việt được sống một cuộc sống thật sự đáng sống.

Chim Biển
danlambaovn.blogspot.com


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo