Câu chuyện Chủ nhật: Một cán bộ cao cấp lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng để gây rối ( kỳ 2) - Dân Làm Báo

Câu chuyện Chủ nhật: Một cán bộ cao cấp lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng để gây rối ( kỳ 2)


Kỳ II: Cán bộ Tiền khởi nghĩa, sáu mươi năm tuổi đảng Hoàng Mạnh Tùng đã biến báo Người lao động tp Hồ Chí Minh thành báo lá cải như thế nào?

Theo Wikepdia tiếng Việt, báo lá cải (tiếng Anh: tabloid) là báo có khổ giấy in nhỏ. Ở nước Anh hiện nay hầu hết các tờ báo đều in khổ nhỏ nên được gọi là báo lá cải. Nhưng cái thuật ngữ "lá cải" thì không phụ thuộc vào khổ in báo to hay nhỏ mà là ở chất lượng nội dung tin bài của tờ báo đó. Lá cải có nghĩa là chất lượng thông tin của tờ báo đó kém. Ở Việt Nam ta thuật ngữ báo "lá cái" cũng mang nội dung này, nghĩa là tờ báo có thông tin ở dạng chất lượng kém.

Nhưng như thế nào là chất lượng kém? Rất có nhiều tiêu chí để xác định. Nhưng tiêu chí mang tính bản chất là tờ báo đó chuyên tung tin thất thiệt, nghĩa là thấy ai nói gì cũng nghe và tin, nhìn thấy cái gì cũng cho là thật và đem chúng "lia" ngay trên báo mà bất cần biết chân lý, sự thật ở đâu.

Căn cứ vào tiêu chí vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính Việt Nam này, Phạm Thành tôi khảng định: Báo Người lao động tp Hồ chí Minh đích thị là báo lá cải, ít nhất đối với trường hợp thông tin về vụ nhà đất của nhà ông Lê Đoan Hùng, hiện ngụ ở nhà số 44, đường 5, Khu phố 3, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP HCM. (Ảnh trên: Chân dung ông Hoàng mạnh Tùng).

Cụ thể, Lá cải ở thông tin trên bài viết "Nỗi lòng người tố cáo tiêu cực" đăng hai kỳ, kỳ 1 không có tít phụ, kỳ hai "Đất công thành đất tư" và thông tin ở bài "Thanh tra toàn diện việc cấp đất" **. 

Lá cải, trước hết có thể thấy: những thông tin ở 2 hai bài báo này đều không có gì mới so với các thông tin trên một số báo đã đăng từ năm 2009 trở về trước mà nay những báo này không đăng nữa, vì biết rằng đăng như thế là không đúng vụ việc, không thật đúng sự thật. Những thông tin đó là:

- Ông Hoàng Mạnh Tùng cán bộ Tiền khởi nghĩa, sáu mươi năm tuổi đảng;
- Đựơc tuyên dương có thành tích chống tham nhũng;
- Đất cấp sổ đỏ cho nhà ông Lê Đoan Hùng là đất công, đất lấn chiếm;
- Đất này đã bị thanh tra, thu hồi;
- Gia đình ông Hùng làm nhà trái phép trên đất đó (2009);
- Tại sao ông Hùng nhiều nhà đến thế? 

Và đặt các câu hỏi:

- Tại sao các cấp ở TP HCM lại cấp giấy chủ quyền đất, giấy phép xây dựng nhà cho ông Hùng, và tại sao lại cấp nhanh thế? và tại sao lại làm nhà nhanh thế?

Và nỗi niềm của ông Hoàng Mạnh Tùng:

- Mất ngủ

- Bất ngờ

- Kiên quyết đấu tranh đến cùng, dù tuổi tác đã cao?

- Đăng ảnh ông Hoàng Mạnh Tùng đang đứng cùng Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng chống tham nhũng chính phủ Vũ Tiến Chiến.

Riêng bài cuối cùng còn "tung" ra chi tiết rất giật gân, hàm hồ: "Ngăn chặn chuyển dịch dưới mọi hình thức", tức răn đe việc bán nhà đất của gia đình ông Hùng.

Thưa bạn đọc, dù loằng ngoằng nhiều câu chữ, có những câu chữ bi thương, có những câu chữ hùng hồn, nhưng nội dung tố cáo của ông Hoàng Mạnh Tùng đối với ông Lê Đoan Hùng và Phường Thảo Điền và Quận 2 Tp HCM chỉ có vậy.

Tất cả những nội dung tố cáo, kể cả nỗi niềm bi ai chống tiêu cực, tham nhũng này đã kéo dài đến 13 năm ( 1999 - 2012) đều đã được cả bộ máy các cơ quan công quyền, cơ quan chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ phường đến chính phủ; từ chi bộ đến đảng bộ; từ tổ hòa giải đến quốc hội nước ta, hầu như chưa có cơ quan nào của Việt Nam lại không tham gia giải quyết đơn thư tố cáo của ông Hoàng Mạnh Tùng, nhưng tất cả đều không thấy một biểu hiện tham nhũng, tiêu cực nào ở các đối tượng mà ông Hoàng Mạnh Tùng tố cáo. Bởi vậy, để bảo đảm quyền lợi cho người dân, cuối năm 2011, chính quyền Quận 2 đã cấp lại giấy chủ quyền sử dụng đất cho ông Hùng và Ông Hùng làm các thủ tục tiếp theo để cất nhà. 

Như vậy, vấn đề ở đây không phải là tố cáo của ông Hoàng Mạnh Tùng nữa mà báo chí phải đi sâu tìm hiểu xem việc cấp giấy tờ chủ quyền đất và cất nhà của ông Hùng đúng hay không đúng pháp luật mà thôi? Đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào? Tiêu cực tham nhũng ở đâu, dù chỉ ở mức biểu hiện? Và các vấn đề liên quan khác để "trưng" lên mặt báo, nhằm giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc tìm sự thật. Đó mới là thông tin báo chí đúng đắn, không lá cải. Đằng này, báo Người lao động lại chỉ đóng vài trò của người "buôn dưa lê" " nghe hơi nồi chõa" rồi "lia" trên mặt báo tới hai, ba kỳ đăng mà bất biết nó là mới hay cũ, là đúng hay sai. Như thế là lá cải chứ còn gì?

Người viết bài này cũng là một nhà báo, cũng từng xông pha trên mặt trận chống tiêu cực, nhưng tất nhiên chưa có lần nào thông tin trên báo như thông tin vừa nêu của báo Người lao động TP HCM. Tôi cứ ngậm ngùi, cười cười mà tưởng tượng ra cái lối làm việc của báo Người lao động như thế này:

"Vào một ngày… báo Người lao động bỗng thấy một ông già đi trên một chiếc xe đạp phóng tới tòa soạn báo Người lao động và đòi gặp lãnh đạo báo. 

Trực cơ quan của báo thấy cụ gia nhễ nhại mồ hôi khẩn cấp mời cụ vào phòng khách đợi.

Một lúc sau, báo Người lao động cử người ra gặp.
Người lao động:

- Chào cụ. Đại diện báo xin được tiếp cụ. Xin cụ cho biết danh tính:

Hòang Mạnh Tùng:

- Tớ là Hoàng Mạnh Tùng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 60 năm tuổi đảng đến gặp báo để tố cáo một hệ thống tiêu cực, tham nhũng trên lĩnh vực đất đai ở Quận 2. ( Anh trên: Ông Hoàng Mạnh Tùng đạp xe đi tố cáo)

Báo nghe thế lòng vui như mở cờ trong bụng. Một cụ già gần đất xa trời lại có đến sáu mươi năm tuổi đảng, lại Tiền khởi nghĩa chắc hẳn tố cáo là trung thực đây. Báo Người lao động phấn chấn hẳn lên:

- Cụ tố cáo vụ việc nào ạ.?

- Đất đai, nhà cửa. Tớ tố cáo cán bộ Khu phố 3, tố cáo Phường Thảo Điền, tố cáo Quận 2 cấu kết với ông Lê Đoan Hùng để tiêu cực, tham nhũng về đất đai.

- Quý hóa quá. Thưa cụ, vụ việc là thế nào ạ? Đất đó là đất như thế nào ạ?

- Đất công. Đất công biến thành đất tư. Đất này đã được thanh tra Tp thanh tra, đã có quyết định thu hồi. Nhà làm trên đó đã bị cưỡng chế. Nhưng rồi họ lại cấu kết với nhau, cấp lại giấy chủ quyền, cấp giấy phép cất nhà cho ông Hùng.

- Gan liều như thế, à cụ. Chúng nó ghê nhỉ?

- Ghê chứ lại. Chúng táo tợm lắm!

- Dư luận bà con lối phố phản ứng thế nào?

- Người ta bất bình chứ còn sao nữa, các cậu".

- Cụ có tài liệu gì không?

- Tài liệu không thiếu gì. Tớ có kinh nghiệm trong việc này lắm. Tớ được nhà nước tuyên dương vì có thành tích chống tiêu cực, tham nhũng. Ảnh chụp với mấy chú… Quân, chú… Chiến lãnh đạo đây này.

Hoàng Mạnh Tùng loay hoay lục lọi trong cặp của mình một lúc, nhưng thỉnh thoáng lại tự thán " không biết để ở đâu, để ở đâu", có ý như không coi trọng bức ảnh này lắm, rồi mới " a" lên: "A, đây rồi" và đưa ra cho nhà báo Người lao động xem.

Bức ảnh màu quá rõ. Nhà báo Người lao động chỉ để mắt vào một cái là thấy mặt người tố cáo đứng ngay ở giữa tấm ảnh với những người có chức tước.

Trong khi nhà báo người lao động còn đang xúc động vì tấm ảnh, Hoàng Mạnh Tùng "bồi" tiếp:

- Tớ chỉ nghĩ thế này thôi, nếu không có tiêu cực, tham nhũng ở đây thì làm sao lại có chuyện cấp giấy chủ quyền, cấp giấy phép làm nhà cho ông Hùng nhanh thế. À, các cậu này, tớ biết chắc gia đình ông Hùng đang muốn bán nhà và đất lấm chiếm cho người khác để phủi trách nhiệm.

Thế là nhà báo Người lao động cuống cuồng lên " a lê" hấp vào cuộc "lia" liền hai kỳ trên báo, y trang những gì ông Hoàng Mạnh Tùng tố cáo".

Thưa các bạn, nội dung trên 2 bài báo của Người lao động cũng chỉ có chừng ấy thông tin theo lời ông Hoàng Mạnh Tùng tố cáo. Nhưng để "dưa lê" có mùi, nhà báo Người lao động thêm mắm, muối, ớt vào cho " dưa " thêm vị, nào là ông Hoàng Mạnh tùng " bất ngờ", "mất ngủ", nào là dư luận không đồng tình thế này, thế kia nhằm cuốn hút độc giả, tạo nỗi niềm lòng dân ép đến các vị lãnh đạo.

Toàn là những thông tin sặc mùi lá cải. Xin vạch một cách ngắn gọn những lá cải ở hai bài báo này:

1. Nhân cách gì?

Ông Tùng, cán bộ 60 năm tuổi Đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa lúc mới 15 tuổi thì đúng rồi. Nhưng ở một số nơi ông còn giới thiệu ông là "Lão thành cách mạng". Như thế là thiếu nhân cách.

Một thiếu nhân cách nữa là, ông đi đâu thì kiếm vợ con đấy, nên ông có những 3 vợ.

Làm việc ở đâu là quậy phá, kèn cựa, gây mất đoàn kết ở đó. Trong lý lịch đảng viên của ông có ghi những dòng sau: "Ông Hòang Mạnh Tùng, tháng 6/1986 bị kỷ luật: cách chức chi ủy viên với lý do mất đoàn kết nội bộ kéo dài, có lúc nghiêm trọng; tư tưởng cá nhân, kèn cựa, địa vị, ý thức tổ chức kỷ luật kém…".

Trước khi hạ bút khen, hạ bút "quyết tâm", hạ bút rên rỉ về nỗi niềm của ông Hoàng Mạnh Tùng trên mặt báo, nhà báo Người lao động cần phải biết những thông tin mà ai cũng biết về nhân cách này của ông ta thì hẳn cũng phải cân nhắc khi "trưng" cái "sáu mươi năm tuối đảng và "Tiền khởi nghĩa" của ông Tùng ra để tránh gây sốc cho những người đã biết ông Tùng trong 80 năm qua. 

Một ví dụ cụ thể đây: Một người từng thân với ông Hoàng Mạnh Tùng, ông Cao Trọng Tùng có 40 năm tuổi đảng, nguyên tầu trưởng tầu viễn dương của Việt Nam than rằng: 

"Tôi đã có thời gian thân với ông Hoàng Mạnh Tùng này nhưng thấy ông là một người đểu cảng hay gắp lửa bỏ tay người, hay có âm mưu hại người khác, hay tố cáo bậy bạ nên không quan hệ nữa. Đạo đức gì cái ông này, đi đâu gái đó, vợ con đó. Năm nay đã gần tám nươi tuổi, đã có 3 lần lấy vợ rồi bỏ mà vẫn còn lườm, nguýt ả này, o kia. Chỉ thấy ông ta tìm cách có quan hệ với ông này ông kia ở cấp này cấp nọ, chứ ở khu phố, ở phường này, còn ai dám chơi với ông ấy nữa đâu. Ông ta được tuyên dương là có thành tích chống tiêu cực, tham nhũng. Nhưng tố cáo việc ông Hùng và cán bộ phường, quận có tiêu cực trong việc cấp đất cho nhà ông Hùng, chí thấy tố cáo khơi khơi mà chẳng thấy bằng chứng đâu. Mà cũng rất lạ, chi bộ phường, quận, chính quyền phường, quận chẳng có văn bản, nghị quyết nào ghi nhận việc này, giới thiệu ông đi dự hội nghị tuyên dương chống tiêu cực tham nhũng, thế mà ông vẫn len vào được". Ông Cao Trọng Tùng còn thề bồi rằng, "Đó rồi coi, Hòang Mạnh Tùng " đi đêm lắm rồi có ngày cũng găp ma, gặp quả báo cho mà xem".

2. Mất ngủ và nỗi niềm.

Chẳng biết ông Hoàng Mạnh Tùng mất ngủ và nỗi niềm có đúng từ miêng ông Tùng "phun" ra không hay do nhà báo Người lao động mớn lời và "lia" trên báo như vậy? Vì người như ông Tùng sao có thể mất ngủ và nỗi niềm được. Vì nếu ông Tùng mất ngủ và có nỗi niềm thật thì hẳn ông khó thọ đến ngày hôm nay vì ông có nhiều "nỗi niềm", nhiều lý do để "mất ngủ" lắm. 

Tỷ dụ như:

- Ông tố cáo sai, làm nhọc nhà nước, tốn bao nhiêu công sức, tiền của của nhà nước mà chẳng bắt được tên tiêu cực, tham nhũng nào, ông có mất ngủ không?

- Ông tố cáo đồng chí của ông là Đoàn Văn Phú và một số đồng chí khác sai sự thật, trắng trợn xúc danh dự họ, ông có mất ngủ không?

- Ông biến người có công, thành người có "tội", ông có mất ngủ không? 

- Ông tố cao sai, làm điêu đứng tinh thần, tiền của đến mức nhà ông Hùng buộc phải dỡ đi, có đảng viên ( ông Huệ) đã phải khóc lên, ông có mất ngủ không?

- Ông lừa cấp trên để có thành tích chống tham nhung, tiêu cực, ông có mất ngủ không?

- Chi bộ chính thức ghi vào lý lịch đảng của ông là kẻ có truyền thống gây mất đoàn kết, kèn cựa, tiêu nhân…", ông có mất ngủ không?

- Hai người vợ trước từ khi ông bỏ đến giờ, ông có biết họ đang ở đâu và cuộc sống thế nào không?, ông có mất ngủ không?
vân vân. (Ảnh ngôi cất năm 2009 bị dỡ đi của ông Hùng)

Đây mới là những chuyện đáng có "nỗi niềm" và gây ra tình trạng "mất ngủ" đối với ông Hoàng Mạnh Tùng, chứ tố cáo người khác không đúng, nhà nước điều tra cũng cho kết quả như vậy? thì nhằm nhò gì mà mất ngủ, nhằm nhò gì mà có nỗi niềm. Mà thưa ông Hoàng Mạnh Tùng, những người điều tra, kết luận đều là đồng chí của ông cả, vậy thì ông mất ngủ, và nỗi niềm cái gì? Không thể. Nếu báo người lao động tìm và hiểu những nỗi niềm, mất ngủ trên, hẳn khó mà gắn cho ông Tùng cái nhân cách của người có "nỗi niềm" và mất ngủ được. Vì vậy, báo Người lao động "lia" như vậy cũng là một sự đồng lõa trong biến không thành có theo 'kịch bản" của ông Hoàng Mạnh Tùng. Đưa như thế này là Lá cải, chứ còn oan khiên nỗi gì nữa.

3. Thế nào là đất công?

Ông Hoàng Mạnh Tùng nói khơi khơi đất ông Hùng là đất công, đất lấm chiếm. Nhà báo Người lao động tin luôn và cũng "lia" ngay lên báo cứ như là thật mà không thèm tìm hiểu xem, thế nào là đất công, thế nào là đất tư?. Ối mấy ông nhà báo chống tiêu cực của báo Người… lá cải ơi, theo Luật Đất đai năm 2003 thì đất công là đất như thế này nầy: 

"Theo quy định của pháp luật thì ĐẤT CÔNG mà mọi người hay gọi chính là loại "Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ". Việc xác định loại đất công cộng phải được thể hiện tại văn bản có thẩm quyền của cơ quan quản lý đất đai hoặc trong hồ sơ địa chính - Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội" ***.

Vậy xin hỏi báo Người lao động, đất ông Hùng sử dụng từ trước năm 1975 cho đến nay có thuộc vào một trong loại đất theo Luật Đất đai năm 2003 không? Và đất ông Hùng trước khi ông Hùng sử dụng thì ai quản lý? Hẳn là Ngô Đình Diệm cũng không mà nhà nước mình cũng không? Vì quản lý nó phải có văn bản rồi kèm bản đồ… Dứt khoát là không có các loại văn bản nào thể hiện điều này. Thế thì sao gọi là đất công được để rồi từ đó bồi thêm chữ lấn chiếm vào được. Tối tăm không biết để đâu cho hết - Lá cải thuộc loại thượng hạng.

4. Đất đã bị thanh tra. Đất đã thu hồi. Ông Hùng có nhiều vi phạm.
Có tố cáo, có thanh tra là chuyện bình thường. Tốt.

Nhưng nói ông Hùng có nhiều vi phạm là vi phạm gì? và kết luận cuối cùng mà cá nhân ông Hùng và cơ quan quản lý đất đai ở Quận 2 phải thực hiện là gì? Căng mắt lên đọc hết cả bản kết luận thanh tra cũng chỉ thấy rõ ràng một ý, đó là nếu nhà ông Hùng có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì cấp có thẩm quyền cấp lại giấy chủ quyền cho người khác trong gia đình ông Hùng. Nghĩa là Quận 2 phải cấp giấy sử dụng đất không mang tên ông Hùng nữa mà là người hợp pháp khác trong gia đình ông Hùng. Nhưng Quận 2 không biết nhận chỉ thị của ai, sợ sệt gì ai mà lại ra quyết định thu hồi. Nhưng do ông Hùng không đồng ý nên gửi đơn đến tòa án Quận 2 kiện quyết định này. Cuối cùng Quận 2 phải ra quyết định thu hồi lại quyết định thu hồi này. Nghĩa là đất ông Hùng đang sử dụng không bị thu hồi nữa mà vẫn được sử dụng theo tinh thần kết luận của thanh tra thanh phố.

Bản chất vụ việc tố cáo này là như vậy,****, chứ đâu phải cứ có thanh tra là có thu hồi, cứ có quyết định thu hồi là thu hồi được như báo Người lao động nêu ra. Nhà báo làm nghề được gọi là "sạch nước cản" thì ai cũng phải biết như vậy và khi viết ra phải có thực tế này sáng soi để tránh cách đưa tin hàm hồ, nhăng nhố - Lá cải.

5. Có thực là ông Hoàng Mạnh Tùng có thành tích chống tham nhũng?

Ông Tùng có mặt ở cuộc tuyên dương là đúng rồi. Nhưng hồ sơ thành tích của ông Hoàng Mạnh Tùng là gì và có không?

Chi bộ Khu phố, đảng ủy Phường, Quận không giới thiệu, không làm hồ sơ, không có chứng thực thành tích. Về lý do này, cũng rất có thể do ông Hoàng Mạnh Tùng tố cáo mà các cấp dưới của chính quyền, đảng bộ TP HCM nên cấp dưới không làm những thủ tục cho ông Tùng. Cấp trên có lý, có quyền để bỏ qua. Những thành tích đem lại "vinh quang" cho ông Hòang Manh Tùng, ngoài vụ việc tố cáo tiêu cực, tham nhũng ở vụ việc này có còn "thành tích" tố cáo tham nhũng, tiêu cực ở vụ việc nào khác nữa không? Không. Nhất định là không. Ở vụ việc này, sau tốn kém rất nhiều vật chất và tinh thần trong 13 năm dòng điều tra của hầu hết các cơ quan chức năng, cơ quan công quyền của nhà nước ta thì chẳng thấy ai tiêu cực, ai tham nhũng ở vụ việc này, đất nhà ông Hùng lại phải trả về cho ông Hùng. Vậy thì thành tích của ông Tùng ở đâu và có còn không? Nhất định là không. Đúng ra, ông Hoàng Mạnh Tùng phải bị truy tố vào các tội vu cáo, bịa đặt, xúc phạm danh dự người khác, làm thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa… Tất nhiên, ông Tùng cứ tiếp tục vu cáo mãi người khác như thế này, tức nước ắt có ngày vỡ bờ, ông Hoàng Mạnh Tùng sẽ khó thoát những tội như nói ở trên. Còn ông Hoàng Mạnh Tùng vì sao lại có mặt ở buổi tuyên dương? Có thể chính quyền cũng bị lừa vì bị cái tài mang đậm chất lưu manh của ông Hoàng Mạnh Tùng mà thôi. Đó là một thực tế. Sao Người lao động không điều tra cho rõ, giúp chính quyền sửa sai mà lại nhắm mắt tung hô cái sai và biến cái sai thành thành tích cho ông Tùng? Vậy thử hỏi nhà nước có báo chỉ để làm gì? chỉ để đưa tin thất thiệt - Lá cải như báo người lao động thôi ư?

6. Về chi tiết: Đảng viên này, người dân kia cũng nghi nghờ, không tán thành?

Danh tính này, Người lao động cũng chỉ "lia" trên báo một cách phiếm chỉ. Vì đảng viên này, cán bộ kia, người dân nọ cũng đều có tên là Tôn Ngộ Không, tức là không có. Tất nhiên, bất cứ cái gì, phàm đã là người thì có quyền nghi nghờ, nhưng luật pháp thì "bất vị thân", đúng sai không thuộc vào tâm thế nghi ngờ.Vụ việc đã qua hơn 10 năm, búa sua các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý mà vụ việc nào cũng công khai và có văn bản kết luận rõ ràng, mực đen dấu đỏ? Nếu nghi ngờ thì hãy tìm trên các văn bản xử lý xem có chỗ nào sai pháp luật thì nêu ra, chỉ ra thì cái sự nghi ngờ ấy mới có cơ sở để xem xét, đằng này báo chỉ dẫn chứng khơi khơi vô pháp vô tình trên báo như vậy, thực chất cũng đã để lại sự nghi ngờ trong cách làm báo của Người lao động cho độc giả, khó mà có bạn đọc nào lại không cho rằng, đó là thông tin Lá cải.

7. Nhà ông hùng không thuộc diện khó khăn về nhà ở.

Thông tin chống tiêu cực kiểu này thì lá cải cũng phải gọi bằng cụ. Nhà nhiều hay ít thì sao nào? Có người có cả chục biệt thự, chục heta đất thì đã sao nào? Vấn đề họ sở hữu tài sản đó có đúng luật pháp hay không mà thôi. Đến con nít cũng biết chuyện này, sao lại " móc nhau " một cách vô lối, vô pháp như vậy? Thế thì không lá cải thì là gì?

8. "Ngăn chặn chuyển dịch dưới mọi hình thức"

Bịa chuyện đến là tài. Cả khu phố 3, cả Phường Thảo Điền chưa có ai nghe tin này, chỉ thấy ông Hùng quyết tâm đấu tranh theo luật pháp tới cùng để bảo vệ quyền sử dụng mảnh đất này và tràn đầy niềm tin bảo vệ được nó? Tòan bộ người trong gia đình ông Hùng cùng một ý chí như vậy? Ai có đến ngả giá mua 10 tỷ, 20 tỷ nhà đất ở hiện trạng này, gia đình ông cũng nhất định không bán. Hơn nữa, bán cho người khác, mình phủi trách nhiệm tức là mình làm điều ác với người, gia đình ông Hùng không có ai thuộc loại người ấy. Không có bất kỳ một ý chí đổi trác mua, bán nào ở đây, sao Người lao động lại tung hỏa mù nhằm lừa gạt lãnh đạo, lừa gạt người dân, thúc ép lãnh đạo làm những việc không đúng như vậy - Lá cải.

9. Một bí mật.

Đây là một bằng chứng mà báo chí chưa từng nói đến trong vụ việc này, đó là văn bản của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Mời các bạn ở báo Người lao động và bạn đọc cùng xem, tôi xin không phân tích, bình luận nội dung ở công văn này:

Thưa bạn đọc. Chỉ cần "bút ký" những tình tiết cơ bản theo 2 bài báo trên của Người lao động, bạn đọc đã có thể rõ, tôi nói báo Người lao động là báo lá cải quả là không có gì sai? Thực tình chỉ duy nhất có một chi tiết đúng, đó là: " Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân yêu cầu thanh tra toàn diện lại việc này". Ngoài ra, tất cả các tình tiết còn lại đều ghi từ mồm ông Hoàng Mạnh Tùng mà ra. Nó vừa thiếu thực tế, vừa phản pháp luật và không có một tí sự thật nào. Nó lá cải là vì thế. Tất nhiên "tội" đầu tiên thuộc về ông Hoàng Mạnh Tùng…Nhưng "Suy rộng ra", nếu báo Người lao động có nhiều bài kiểu thế này, ắt hẳn tờ báo sẽ là báo lá cải... toàn phần.

________________


 - Nhà báo, nhà văn Phạm Thành chủ trang blog Bà Đầm xòe, hiện đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ĐTDĐ: 0913381707. 

- Phạm Thành xin thông báo đến bạn đọc, bài viết kỳ trước đã được Baobaovephapluat.vn và thanhtra.com.vn xem xét, biên tập và post lên mạng từ ngày 9.8.2012. Mời các bạn ghé xem bài ở hai tờ báo pháp luật hàng đầu này theo địa chỉ truy cập trên với cái tít bài đã đổi: "Cần tránh hiện tượng lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng tạo ra lộn xộn cho xã hội".

Chú thích:

** Hai bài báo của Báo người Lao Động ( Theo người lao động Online - www.nld.com.vn):

- Bài thứ nhất: Nỗi lòng người tố cáo tiêu cực.
Kỳ 1: ( Không có tí phụ) đăng ngày Thứ Hai, ngày 23.4.2012.
Kỳ 2: Đất công thành đât tư, đăng thứ Ba, ngày 24.4.2012.

Bài thứ 2: Vụ " Nỗi lòng người tố cao tiêu cực" - Thanh tra toàn diện việc cấp đất, đăng thứ Sáu, ngày 15.6.2012.

*** Phản hồi nội dung bài báo người lao động " Đất công thành đất tư" - web Quận 2 Tp Hồ Chí Minh.

**** Luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
- Trụ sở: Số 2, Ngõ 51 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại:0977.999.896-046.29.29.386/Fax:0462.732.666
Gmail:LuatsuChinhPhap@gmail.com

I. CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ: Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật.

4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.


II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

1. Hình thức tư vấn: Điện thoại: 0977.999.896 và Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

2. Thời gian tư vấn: Từ 19h-21h hàng ngày và ngày thứ 7 + Chủ nhật


III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ CHO: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo